Chuyển đổi xe điện: Lợi ích và Thách thức

Việc chuyển đổi xe điện không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đem lại hiệu quả kinh tế và trải nghiệm cho chính người dùng. Bên cạnh lợi ích, việc chuyển sang xe ô tô điện hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều thách thức.

Trải nghiệm người dùng

Xu hướng sử dụng xe điện ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Chuyển đổi sang xe điện không chỉ bảo vệ môi trường, xe điện còn giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả và trải nghiệm người dùng mới mẻ.

Một chủ xe ô tô 4 chỗ chạy xăng ở Hà Nội cho biết, anh mua ôtô hơn 10 năm nay, chi phí xăng hàng tháng mất khoảng 2 – 3 triệu đồng cho quãng đường đi làm khoảng 7km, thi thoảng về quê.

Năm 2023, anh chuyển sang dùng ôtô điện. Thời điểm chọn mua chiếc VF 5 Plus, anh được hưởng nhiều ưu đãi như hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ, giảm giá xe do là khách hàng tiên phong, được tặng voucher của VinFast, miễn phí sạc và gửi xe tại hệ sinh thái của Vingroup. Chi phí để mua và sử dụng xe điện của anh Đức khá thấp nếu so với việc chọn một chiếc xe xăng.

Quan trọng hơn, dùng xe điện giúp anh Đức tiết kiệm chi phí vận hành. Từ khi chuyển sang dùng xe điện, hằng tháng anh chỉ phải bỏ ra một chi phí nhỏ tiền sạc điện. Dòng xe này có lịch bảo dưỡng dài (12.000km) nên chi phí bảo dưỡng cũng rất thấp.

Tiết kiệm chi phí, kinh doanh hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Định – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Én Vàng Taxi – cho biết, “Sau thời gian sử dụng xe điện, phản hồi từ khách hàng của chúng tôi là rất tích cực. Khách hàng đánh giá cao không chỉ về sự hiện đại và thân thiện với môi trường của xe, mà còn về trải nghiệm lái xe mát mẻ và êm ái.

Một câu chuyện đáng nhớ là về một khách hàng hơn 10 năm sử dụng dịch vụ của chúng tôi, ngạc nhiên khi thấy chúng tôi sử dụng xe điện. Kể từ khi có xe điện, khách hàng đã đặt riêng xe điện để đưa đón các cháu nhỏ ở nhà đi học và chia sẻ trên mạng xã hội về trải nghiệm mới lạ và ý thức về bảo vệ môi trường. Điều này là nguồn động viên lớn để chúng tôi tiếp tục nỗ lực, đóng góp phần nào cho thế hệ tương lai qua dịch vụ taxi xe điện”.

Chia sẻ về chi phí vận hành xe điện, ông Nguyễn Văn Định cho biết, từ khi chuyển sang sử dụng xe điện chi phí năng lượng giảm đáng kể. Thực tế, chi phí năng lượng cho xe điện rất thấp, trung bình mỗi xe điện chúng tôi sử dụng tốn khoảng 700 – 900 đồng/km, trong khi với xe xăng cần 1.200 – 1.600 đồng/km. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí hằng tháng.

“Én Vàng Taxi đã quyết tâm và xác định đây là mục tiêu dài hạn và cùng đối tác là nhà sản xuất xe điện VinFast có kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn. Hiện tại, gần 1 năm khi ra mắt dịch vụ xe điện, Én Vàng Taxi đã đầu tư 400 xe VF 5 Plus & VF e34 để phục vụ người dân thành phố Cảng Hải Phòng, theo đúng kế hoạch Di chuyển xanh mà ban lãnh đạo đã đề ra và mục tiêu của Én Vàng Taxi, cùng với sự hợp tác của VinFast & GSM, đến năm 2025, chúng tôi sẽ đưa tỉ lệ xe điện đạt mức tối thiểu 50% tổng số lượng phương tiện kinh doanh” – Giám đốc hãng Taxi Én vàng chia sẻ.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, toàn quốc hiện có khoảng 2,4 triệu xe ôtô, gần như toàn bộ chạy bằng xăng.

Về phát triển xe điện, nếu năm 2020 các doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất, lắp ráp ôtô hybrid, ôtô điện thì tới 2022 con số này lần lượt là 1.318 chiếc hybrid và 7.483 chiếc ôtô điện. Đến hết quý I năm nay, đã có hơn 40.000 chiếc ôtô điện được sản xuất và bán ra thị trường Việt Nam.

Theo Kịch bản dự báo năng lượng của Bộ Công Thương, dự báo đến năm 2050, chỉ có xe điện lưu thông trên đường với số lượng ôtô dự kiến 9,6-10,5 triệu xe.

Vậy, việc chuyển đổi xe điện mang tới lợi ích và thách thức như thế nào?

Lợi Ích:

  • Giảm khí thải: Xe điện không phát thải khí CO2 và các chất gây ô nhiễm khác trong quá trình vận hành, giúp cải thiện chất lượng không khí và giảm hiệu ứng nhà kính.
  • Tiết kiệm năng lượng: Xe điện sử dụng năng lượng hiệu quả hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong, do đó tiết kiệm nhiên liệu và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
  • Chi phí vận hành thấp: Chi phí bảo dưỡng và vận hành xe điện thường thấp hơn so với xe chạy xăng/dầu, do xe điện có ít bộ phận cơ khí chuyển động hơn và không cần thay dầu động cơ.
  • Hiệu suất cao: Động cơ điện cung cấp mô-men xoắn tức thời và hiệu suất cao, mang lại trải nghiệm lái xe mượt mà và mạnh mẽ.
  • Khả năng tái tạo năng lượng: Hệ thống phanh tái tạo năng lượng của xe điện cho phép chuyển đổi năng lượng từ quá trình phanh trở lại pin, cải thiện hiệu quả năng lượng tổng thể.
  • Phát triển công nghệ: Sự phát triển của xe điện thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ pin, năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng sạch khác.

Thách Thức:

  • Cơ sở hạ tầng sạc: Sự thiếu hụt trạm sạc và mạng lưới sạc công cộng là một trong những rào cản lớn nhất đối với việc chuyển đổi xe điện, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và những nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển.
  • Thời gian sạc: Thời gian sạc xe điện thường dài hơn so với việc đổ xăng hoặc dầu, điều này có thể gây bất tiện cho người dùng.
  • Chi phí mua xe ban đầu: Mặc dù chi phí vận hành thấp hơn, giá mua ban đầu của xe điện thường cao hơn so với xe chạy xăng/dầu, làm hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều người tiêu dùng.
  • Tuổi thọ và tái chế pin: Pin xe điện có tuổi thọ hạn chế và cần được thay thế sau một thời gian sử dụng. Việc tái chế pin cũng đặt ra những thách thức về môi trường và kinh tế.
  • Khả năng di chuyển xa: Xe điện hiện tại thường có phạm vi di chuyển hạn chế so với xe chạy xăng/dầu, điều này có thể không phù hợp với những chuyến đi dài.
  • Nguồn cung cấp năng lượng: Để xe điện thực sự trở thành giải pháp bền vững, nguồn năng lượng dùng để sạc xe cũng cần phải đến từ các nguồn năng lượng tái tạo thay vì từ các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Chuyển đổi sang xe điện là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư và hợp tác từ nhiều bên liên quan, bao gồm chính phủ, nhà sản xuất, và người tiêu dùng. Mặc dù có nhiều thách thức cần phải vượt qua, nhưng lợi ích lâu dài của việc sử dụng xe điện trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là rất đáng kể.

Nguồn: Báo lao động

Đăng ký học